Thập niên 1960 Những vụ tấn công của lực lượng biệt động Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam

Năm 1960

Năm 1962

Năm 1963

  • Ngày 25/3, cơ sở nội tuyến của Đội biệt động 159 (do Mười Luân, bí số 8E, và Lê Thị Thu Nguyệt, đóng vai người yêu của Mười Luân) đã gắn 1 quả mìn hẹn giờ vào chiếc máy bay Boeing 707 của quân đội Mỹ chở 80 cố vấn Mỹ từ Sài Gòn bay đến Mỹ. Chiếc máy bay vừa đáp xuống phi trường Honolulu thì mìn phát nổ nhưng không làm ai bị thương vong vì tất cả hành khách đã di chuyển vào nhà ga sân bay. Nguyên nhân mìn phát nổ chậm là do áp suất trên cao làm đồng hồ hẹn giờ của quả mìn thay đổi [5].
  • Ngày 2/5, Nguyễn Văn Trỗi đặt bom trên cầu Công Lý, dự định ám sát Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ McNamara cùng đoàn tùy tùng nhưng không thành. Nguyễn Văn Trỗi bị xử tử vào năm 1964.

Năm 1964

  • Ngày 9/2, khán đài 1 sân vận động bị gài bom khi lính Mỹ đang ngồi xem 1 trận đá banh, khiến 2 sĩ quan Mỹ thiệt mạng và 41 người khác bị thương[4].
  • Ngày 16/2, rạp hát Kinh Đô bị đánh bom khi đang chiếu phim cho lính Mỹ, làm 3 người Mỹ chết và hơn 32 người bị thương. Phía MTDTGP nói có hơn 150 lính Mỹ thiệt mạng trong vụ này.[4][6]
Tàu chở trực thăng USS Card neo đậu ở cảng Sài Gòn bị biệt động Sài Gòn đánh chìm ngày 2/5/1964, nhiều máy bay trực thăng cùng khí tài quân sự bị phá hủy.
  • Ngày 2/5, tàu sân bay hộ tống USS Card (choán nước đầy tải 16.500 tấn) neo đậu ở cảng Sài Gòn bị chiến sỹ biệt động Lâm Sơn Náo đặt thuốc nổ đánh chìm, nhiều máy bay trực thăng cùng khí tài quân sự bị chìm theo con tàu. Phía Mỹ nói có 5 thủy thủ trên tàu thiệt mạng [4]. MTDTGPMN tuyên bố 55 lính Mỹ chết và bị thương[6] Tạp chí History and Headlines bình luận đây là "một trong những kỳ công cá nhân tuyệt vời trong Lịch sử chiến tranh Hải quân"[7].
  • Ngày 18/6, MTDTGP tấn công 1 đoàn hộ vệ quân đội gần Bến Cát, Bắc Sài Gòn[8].
Cư xá Brinks, nơi ở của các sĩ quan cao cấp Mỹ sau vụ đánh bom ngày 24/12/1964
  • Ngày 25/8, khách sạn Caravelle bị đặt bom làm sập nhiều tầng. Phía MTDTGP nói có hơn 100 lính và sĩ quan Mỹ bị chết và bị thương [6]
  • Ngày 31/10, sân bay Biên Hòa bị pháo kích, 5 chiếc B-57 Canberra bị phá hủy, 15 chiếc B-57 khác hư hại nặng. 4 trực thăng và 3 chiếc A-1 Skyraiders cũng bị phá hủy. 5 lính Mỹ chết và 76 lính khác bị thương.[6][9]
  • Ngày 24/12, cư xá Brinks ở Sài Gòn là nơi Bộ Chỉ huy Viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam thuê làm nơi trọ cho nhiều sĩ quan cao cấp Mỹ, bị đánh bom bởi một thành viên MTDTGPMN đóng giả làm sĩ quan Việt Nam Cộng hòa. Bom được đưa vào garage của cư xá và cho phát nổ làm sập 3 tầng của tòa nhà, làm chết 2 sĩ quan Mỹ và làm 107 người khác bị thương [6][10]. Sự kiện này do các biệt động thành là Bảy B (Nguyễn Thanh Xuân), Nguyễn Hóa, Nguyễn Nông, Nguyễn Thông thực hiện[2].

Năm 1965

Vụ đánh bom Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn năm 1965
  • Ngày 7/2, căn cứ quân sự Mỹ tại Pleiku bị tấn công làm 8 lính Mỹ thiệt mạng, 104 lính Mỹ bị thương. Sự kiện này được tổng thống Johnson lấy lý do để leo thang ném bom miền Bắc trong chiến dịch Sấm Rền [11].
  • Ngày 10/2, trại tuyển quân ở Quy Nhơn bị tấn công, giết chết 23 lính Mỹ.
  • Ngày 30/3, 3 thành viên của MTDTGPMN, trong đó có Bảy Bê (1 biệt động nổi tiếng) phối hợp đánh bom Tòa Sứ quán Mỹ tại đường Hàm Nghi. 22 người trong đó có 19 người Việt, 2 nhân viên Mỹ và 1 người Philippin bị thiệt mạng, 83 người khác bị thương, trong đó có phó đại sứ Mỹ A. Johnson[4]. Phía MTDTGP tuyên bố đã thiêu rụi 30 xe ô tô, làm 100 nhân viên Mỹ chết và bị thương [2]. Các biệt động tham gia là Tư Việt, Bảy B và Thế, trinh sát bộ binh. Người trinh sát cho trận đánh là Năm Nông, Minh Nguyệt [2].
  • Ngày 25/6, nhà hàng nổi Mỹ Cảnh trên sông Sài Gòn, nơi lính Mỹ tới ăn tiệc bị đặt bom làm hơn 40 người thiệt mạng, trong đó có chín người Mỹ và làm hơn 50 người bị thương [12].
  • Ngày 1/7, sân bay Biên Hòa bị đặc công quân Giải phóng tấn công. 3 máy bay vận tải cỡ lớn C-130, 3 mày bay F-102 bị phá hủy, 3 chiếc F-102 khác bị hư hại nặng. 1 đặc công tử trận.[9]
  • Ngày 18/8, Tổng Nha Cảnh sát bị đánh bom làm 6 người chết và 15 người bị thương [4].
  • Ngày 4/10, Sân vận động Cộng Hòa bị đặt bom khi đang lính Mỹ tổ chức trưng bày làm 11 người thiệt mạng, 42 người khác bị thương. Phía MTDTGP tuyên bố diệt và làm bị thương 49 lính VNCH.[4]
  • Ngày 4/12, khách sạn Metropol bị đánh bom làm nhiều xe cộ bị phá hủy. Không rõ số thương vong.[4].
  • Ngày 30/12, ký giả Từ Chung của tờ Chính Luận chuyên viết bài ủng hộ Mỹ-VNCH đã bị đội biệt động 67 ám sát khi về nhà ăn trưa. Trước đó ký giả này đã đăng tải những lời cảnh báo mà ông ta đã nhận được từ phía MTDTGP[4][13].

Năm 1966

  • Ngày 7/1, 1 quả mìn Claymore phát nổ tại cổng sân bay Tân Sơn Nhất làm 2 người chết.[14]
  • Ngày 1/4, khách sạn Victoria đường Trần Hưng Đạo (Tòa nhà phía trước Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình ngày nay) bị tấn công bằng xe bom. Quả bom khoảng 100 kg gây hư hỏng nặng cho tòa nhà và làm thiệt mạng 6 người.
  • Ngày 13/4, sân bay Tân Sơn Nhất bị tấn công. Có 120 nhân viên quân sự của Mỹ bị thương vong, 62 máy bay các loại bị bắn hỏng.
  • Ngày 23/8, tàu USS Baton Rouge Victory bị đặt mìn và chìm trên sông Lòng Tàu làm chết 7 lính Mỹ[15].
  • Ngày 3/12, 1 đơn vị MTDTGP phá thủng chu vi phòng thủ 20,8 km xung quanh Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhứt và pháo kích khu vực trong 4 giờ. Lực lượng bảo vệ Mỹ và VNCH sau đó đã đẩy lui những người tấn công, tuyên bố giết chết 18 quân MTDTGP. 1 máy bay trinh sát 101 của Mỹ bị hư hại nặng. Quân du kích quay lại trong đêm cùng ngày, nhưng lực lượng bảo vệ lần nữa đẩy lui quân du kích, giết thêm 11 quân MTDTGP trong trận thứ nhì. Trong 2 trận này, quân Mỹ tổn thất 3 chết và 15 bị thương, quân VNCH chết 3 và bị thương 4. 20 máy bay Mỹ các loại bị phá hỏng[16] Phía Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tuyên bố phá hủy 260 máy bay các loại, 1 kho bom 300 tấn, 13 xe quân sự, tiêu diệt 600 sĩ quan và lính Mỹ, VNCH.[17]

Năm 1967

Một máy bay A-6 của Mỹ bị phá hủy tại sân bay Đà NẵngQuang cảnh bên ngoài Đại sứ quán Hoa Kỳ khi bị biệt động quân Giải phóng miền Nam đột kích vào Tết năm 1968.
  • 6h sáng ngày 13/1, nữ biệt động Nguyễn Thị Bích Nga cùng đồng đội đã nã hàng loạt quả pháo liên tiếp bằng 1 khẩu pháo không có bàn đế vào khuôn viên Sở chỉ huy của tướng William Westmoreland - chỉ huy quân viễn chinh Mỹ ở Việt Nam.[18]
  • *Ngày 27/2, sân bay Đà Nẵng bị pháo kích. Phía QGP tuyên bố phá hủy 112 máy bay, 270 xe quân sự và khiến 1.685 quân địch thiệt mạng hoặc bị thương.[19] Phía Hoa Kỳ công bố có 150 lính Mỹ thiệt mạng hoặc bị thương, 7 kho bị phá hủy, 13 máy bay bị bắn cháy và 2 xe liên lạc với thiết bị điện tử bí mật bị bắn cháy, số lượng thương vong của quân Việt Nam Cộng hòa không có số liệu thông báo.[20][21]
  • *Ngày 15/7, sân bay Đà Nẵng bị pháo kích. Hoa Kỳ tuyên bố 8 lính Mỹ thiệt mạng, 175 lính khác bị thương, 1 kho bom bị phá hủy, 13 khối nhà của binh sĩ, 10 máy bay bị phá hủy và 49 máy bay khác bị bắn cháy (trong đó có một số McDonnell Douglas F-4 Phantom II, tài liệu Hoa Kỳ không công bố số liệu thương vong của Việt Nam Cộng hòa.[20][22] Phía Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tuyên bố phá hủy hoặc đánh hỏng 87 máy bay, 250 xe quân sự, 1 kho chứa bom và khiến 548 lính Mỹ và VNCH thiệt mạng hoặc bị thương trong đó chủ yếu là phi công và kỹ thuật viên mặt đất, làm tê liệt hoạt động của sân bay.[19]

Năm 1968

Một chiến RF-4C của Mỹ tại sân bay Tân Sơn Nhất bị phá hủy bởi pháo kích.
  • Ngày 11/3, 30 đặc công Việt Nam cùng 9 lính công binh bắt đầu đợt tấn công căn cứ radar Lima 85 của Mỹ đặt tại Lào. Căn cứ được đặt trên độ cao 1.700m, được bao quanh bởi các vách đá, chỉ có một con đường dốc xuống tới 1 bãi đáp dài 700m. Các đặc công được trang bị súng trường AK-47, súng SKS, thuốc nổ, lựu đạn và 3 ống phóng lựu. Lúc 18h, 1 đợt pháo kích hỗ trợ cho nhóm đặc công dọn mìn và mở đường đến căn cứ. Đến 19h, các đặc công Việt Nam bắt đầu trèo lên vách đá, chia làm 5 nhóm để đồng thời tấn công từ nhiều phía. Các đặc công Việt Nam đã vào vị trí vào lúc 3h sáng, tiêu diệt lính gác và trạm radar TSQ-81 bằng các ống phóng lựu. Chỉ huy căn cứ là thiếu tá Clarence Barton và nhiều nhân viên kỹ thuật của không lực Mỹ khi chạy ra đã bị đặc công Việt Nam tiêu diệt. Nhóm đặc công chỉ tổn thất 1 người trong khi đã phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh giá trị và tiêu diệt ít nhất 42 quân địch, bao gồm lực lượng Thái Lan, người Mông và các nhân viên quân sự Mỹ. Chỉ có 6 trong 18 nhân viên CIA và phi công Mỹ tại căn cứ là sống sót, sự kiện này được Mỹ giấu kín trong suốt 3 thập kỷ[23].
Trận Mậu ThânBa phụ nữ trở về nhà tại Chợ Lớn sau sự kiện Tết Mậu Thân

Rạng ngày 30/1, các du kích thuộc MTDTGP cùng quân chính quy Quân đội Nhân dân Việt Nam và các lực lượng tại chỗ đã đồng loạt tấn công các khu đô thị cùng các căn cứ quân sự tại Nam Việt Nam. Chiến sự dai dẳng kéo dài nhiều tuần sau đó.

Sài Gòn là 1 trong những nơi bị tấn công đầu tiên vào các mục tiêu quan trọng: Hơn 35 đơn vị đã tập kích Sân bay Tân Sơn Nhất, Dinh Tổng thống, Đại sứ quán Mỹ, Đài phát thanh Sài Gòn, Bộ tổng Tham mưu. Các căn cứ như Long Bình, Phù Đổng, Cổ Loa, Hạnh Thông Tây, Đồng Dù (Củ Chi) cũng bị tấn công. Riêng các mục tiêu như Trụ sở cơ quan viện trợ MACV, Bộ tư lệnh hải quân, kho xăng Nhà Bè, Tổng nha Cảnh sát không thực hiện được.

Tòa đại sứ quán Mỹ bị tấn công và chiếm đóng gần nửa ngày mới bị thất thủ.

Tổ biệt động số 11 do đội trưởng Ba Đen chỉ huy (quê Thái Bình, cán bộ đoàn F100) và đội phó Út Nhỏ (quê Tiền Giang, chính trị viên) tổng cộng 17 người. Họ sử dụng bộc phá đánh sập 1 mảng tường bao quanh tòa đại sứ, diệt lính gác Mỹ bên ngoài, bắn hạ và bắt sống toàn bộ các quân nhân, viên chức Mỹ ở bên trong. Với ý đồ chiếm giữ tòa đại sứ 30 phút đợi quân tiếp ứng đến rồi sẽ rút. Nhưng quân tiếp ứng bị lạc, 17 chiến sĩ biệt động bị vây bên trong tòa nhà. Họ chống cự dữ dội bằng B40, AK, AR15lựu đạn, thuốc nổ. Đại sứ Mỹ Bunker chạy thoát. Quân đội Mỹ cố gắng phá cửa tràn vào. Trận chiến được các phóng viên truyền hình trực tiếp gây chấn động mạnh đến tình hình chính trị nước Mỹ. Sáng sớm hôm đó, sư đoàn không vận 101 điều 1 đơn vị nhảy dù đổ lên nóc tòa nhà. Bên ngoài, quân cảnh Mỹ gây sức ép tiến vào trong, quân biệt động chống cự đến người cuối cùng. Toàn bộ 16 người tử trận, Mỹ bắt giữ đội trưởng Ba Đen bị thương nặng ngất trong đống đổ nát. 5 binh sĩ Mỹ chết tại chỗ. Thiệt hại của quân Mỹ rất nghiêm trọng: 1 nhân viên Việt Nam Cộng hòa chết, 141 binh sĩ Mỹ bị thương, 17 người chết tại bệnh viện.

Tại phi trường Tân Sơn Nhất có 181 bộ đội MTDTGP thuộc tiểu đoàn 16 đã bị thương vong trong trận tấn công vào sân bay. Đổi lại, quân Mỹ có 23 lính tử trận và 86 bị thương, quân VNCH chết 32 và bị thương 89, 13 máy bay Mỹ bị bắn hỏng trong trận này.[16]

Tại Chợ Lớn, chiến sự ác liệt diễn ra làm nhiều nhà dân bị hư hại nghiêm trọng.

  • Ngày 2/3, một cuộc phục kích diễn ra gần sân bay Tân Sơn Nhất làm 48 lính Mỹ chết.[1][24]
  • Ngày 5/5, MTDTGPMN tiến hành Mậu Thân đợt 2 nhưng bị đánh lui khỏi nội đo.[1]
  • Tháng 9, QGPMN cùng QĐNDVN mở đợt 3 nhưng không xoay chuyển được chiến cuộc. Tổng thương vong của nhân lực 2 phe cùng với thường dân lên đến gần nửa triệu.

Năm 1969

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Những vụ tấn công của lực lượng biệt động Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam http://library2.usask.ca/vietnam/index.php?state=v... http://library2.usask.ca/vietnam/index.php?state=v... http://366thspsk-9.com/Misc/Attacks.htm http://history1900s.about.com/library/photos/blyin... http://history1900s.about.com/library/photos/blyvi... http://archives.chicagotribune.com/1967/02/27/page... http://www.encyclopedia.com/doc/1O63-PleikuBattleo... http://www.fullajahjane.com/troi_terrorist_portrai... http://www.g2mil.com/lost_vietnam.htm http://www.historyplace.com/unitedstates/vietnam/i...